Tại sao trà xanh ngon lại có mùi ‘cốm’?

Tại sao trà xanh ngon lại có mùi ‘cốm’?

Cốm là một loại thức ăn được làm từ nếp non. Hạt lúa nếp sau thu hoạch được rang đều trên chảo. Sau khi thóc chín thì được cho vào cối và giã. Lúc này trấu (vỏ hạt thóc) và phần hạt nếp chín bên trong tách rời nhau ra. Người ta bỏ trấu đi và giữ lại phần hạt nếp chín bên trong. Do là lnếp non nên hạt nếp có màu xanh lá cây mơn mởn. Có hương vị ngọt và bùi.

Cốm là đặc sản ở một số tỉnh phía Bắc và miền Trung. Nổi tiếng hơn cả là Hà Nội với cốm làng Vòng. Cốm thường được gói trong 2 lớp lá là lá ráy và lá lá sen. Khi mở ra thì mùi thơm của hạt nếp non và lá hoà quyện vào nhau. Hạt nếp vừa dẻo, vừa ngọt vừa bùi. Khiến cốm là món ăn khó quên đối với nhiều người khi thử qua.

Trà xanh có chất lượng thực sự từ Thái Nguyên thường sẽ có mùi hao hao giống mùi của cốm. Nước trà lại cũng có màu xanh lá cây sáng và trong. Thế nên mình quyết định chọn cái tên Cốm cho lạo trà Thái Nguyên tốt nhất mình đang có.

Tuỳ theo trải nghiệm của từng người. Mà họ sẽ miêu tả mùi trà xanh Thái Nguyên khác nhau. Có người sẽ liên tưởng đến mùi gạo nếp, có người thì liên tưởng đến mùi hạt dẻ rang. Và mình từng nghe có người miêu tả mùi trà xanh Thái Nguyên giống món đậu nành xào kiểu Nhật.

Không chỉ trà xanh nước ta. Mà trà xanh các nước làm theo kiểu xao chảo cũng sẽ có mùi tương tự. Như ở Trung Quốc thì có một số loại trà xao chảo như Long Tỉnh hay Hoàng Sơn Mao Phong. Ở Nhật thì có Kamairicha, một trong số loại trà xanh hiếm hoi được xao bằng chảo. Vì phần lớn trà ở nước này được diệt men bằng cách hấp chứ không xao chảo.

Lý do tại sao mà trà được xao chảo lại có mùi bùi ngọt như gạo nếp hay hạt dẻ?

Vì trong trà xanh xao chảo có một số thành phần mà trà hấp không có. Nổi bật nhất phải kể đến 2-Acetyl-1-pyrroline. Thành phần này là một trong số hợp chất mùi hương chính có trong gạo, bánh mì hay lá nếp. Thế nên khi uống một số loại trà xanh thì bạn liên tưởng đến hương gạo nếp là việc bình thường.

Ngoài trà trà xao chảo còn có một số thành phần tạo mùi ‘béo ngậy’. Chẳng hạn như 2-ethyl-3,5-dimethylpyrazine, 2,3-diethyl-5-methylpyrazine và 2-acetyl-2-thiazoline.

Những thành phần trên thường có nhiều trong các loại trà xanh được xao chảo. Như trà xanh được sản xuất tại vùng Thái Nguyên quê hương mình vậy. Do vậy nên khi bạn uống trà và bắt gặp mùi hương này thì đừng ngại. Vì đây là mùi hoàn toàn tự nhiên của trà xanh truyền thống nước ta. Chứ không hề có bất kỳ tác động nào cả. Hãy tin tưởng những người làm trà chân chính.

Không chỉ có mùi cốm nếp tự nhiên. Trà xanh ngon sẽ còn sẽ có một chút hương hoa, trái cây khô, tươi mát của rau xanh. Một số loại trà xanh từ Nhật hay Hàn Quốc lại hơi ‘tanh’ như rong biển. 

 

Bài liên quan